Tìm hiểu chi tiết về Làng lồn ở đâu và làng cù lồn, chợ lồn ở đâu ở Việt Nam là chủ đề trong bài viết hôm nay của Lichgo.vn.Làng lồn ở đâu ở Việt nam và có làng lồn không đọc bài viết sau các bạn sẽ hiểu rõ hơn về địa danh tên là làng lồn nhé. Trên nhiều Website, blog và đặc biệt là kênh YouTube “Chuyện lạ 24h” hiện đang phát tán về bức ảnh về đôi trai gái đứng trước cổng làng có tên “Làng Lồn”. Phụ họa theo, nhiều đối tượng cực đoan liên tục đăng tải hình ảnh “LÀNG LỒN” với ý đồ chống đối.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, bức ảnh trên là một sự xuyên tạc trâng tráo, chúng tôi khẳng định rõ rằng, đây là bức ảnh được cắt ghép từ ảnh gốc về CỔNG LÀNG VỒM.
“Xin nói thêm một lần nữa: Đó là hình cổng LÀNG VỒM, ở Xã Đại Khánh, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, bị cắt bỏ phần nóc ở trên và ba chữ Hán Thiên Địa Nhân.và đổi thành tên “LÀNG L…”
Tại làng VỒM này còn có Núi VỒM và chùa VỒM. Ngoài ra ở Thanh Hóa còn lưu truyền một bài thơ dài trong đó có những câu:
Đi cho khắp huyện Đông Sơn
Chẳng dân nào “quý” bằng dân làng Vồm
Đi ra lập trại đóng đồn
Sống nhờ đất khách Chết chôn quê người…”
Chúng tôi xin đính chính một chút thông tin từ facebook Thieu Khanh, chính xác là LÀNG VỒM thuộc xã Thiệu Khánh, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nơi tọa lạc của DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI ĐỌ.
LÀNG VỒM, xứ Thanh có một điển tích nổi tiếng ÔNG VỒM xin trích dẫn đến bạn đọc:
“Bấy giờ ở miền núi Vồm (nay thuộc làng Dương Xá, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) bên bờ sông Mã, có người khổng lồ gọi là Ông Vồm. Ông Vồm thích đánh vật, mỗi con voi chỉ cần quật một cái chết tươi. Ông tự cho rằng dưới gầm trời không ai địch nổi mình. Ông Vồm nghe nói Ông Nưa miền núi Nưa sức khỏe vác nổi cả núi Vồm thì không tin thiên hạ lại có người khổng lồ hơn mình. Một hôm, Ông Vồm cất công một chuyến, tìm đến tận nơi để rõ thực hư.
Nhà Ông Nưa ở dưới chân núi Nưa. Tuy có công lớn đối với con người, Ông không lấy của người bất kỳ thứ gì. Nhà rất nghèo, hàng ngày ông lên núi bẻ củi gánh về đem bán đổi gạo nuôi mình và mẹ già. Ông chỉ cần quờ tay một cái là những cây cổ thụ mấy người ôm gẫy đổ rầm rầm, chẳng mấy chốc mà đầy gánh.
Tướng Ông trông dữ tợn, đến voi cũng sợ nem nép, nhưng tính Ông rất lành, mỗi khi vào rừng, lên núi, chân cố bước nhè nhẹ để không dẫm phải các loài vật vô tội. Hàng ngày Ông chỉ ăn một bữa chiều. Ăn xong, Ông vục tay xuống sông Hầm Hầm vốc nước uống một hơi cạn cả khúc sông dài. Rồi Ông ra sông Hoàng tắm mát. Tối đến, Ông nằm dài trên núi Sỏi, ngủ một giấc thông đến sáng.
Ông Vồm rất ngạc nhiên khi thấy ở chân núi Nưa một ngôi nhà nhỏ, trong đó có bà cụ già tóc bạc lưng còng giống như người thường, tự xưng là mẹ Ông Nưa. Bà nói: “Thằng Nưa đi củi đến chiều mới về”. Ông Vồm nói lại: “Cháu xin chờ”. Rồi Ông ra gốc cây lim già trước sân, nằm xuống đánh một giấc! Mãi đến lúc Mặt trời chếch đỉnh ngọn Nưa, bà cụ mới đánh thức Vồm: “Thằng con tôi sắp về, nhìn cái bóng thì biết!”.
Vồm nhìn theo tay bà cụ chỉ. Trước sân nhà hiện ra một bóng người cực kỳ to lớn, với hai bó củi gánh trên vai như hai hòn núi! Vồm giật mình, vô cùng kinh sợ, không kịp chào bà cụ, vội vàng bỏ chạy.
Ông Nưa về chưa kịp ném gánh củi xuống sân, đã nghe tiếng bà mẹ báo tin có ông tên Vồm đến chơi, chờ con mãi, vừa mới ra về. Từng nghe tiếng Ông Vồm ở miền sông Mã, Ông Nưa vẫn mong có dịp gặp mặt. Chắc Ông Vồm chưa kịp đi xa, Ông Nưa liền đuổi theo để mời khách trở lại chơi.
Ông Vồm chạy được một quãng khá dài mới hết run, ngoảnh nhìn lại phía sau, thấy xa xa có người bóng hình hết sức to lớn, thì không còn hồn vía nào nữa. Ông nghĩ chắc Ông Nưa đang đuổi theo mình để hỏi tội dám coi thường bề trên. Thế là ông co cẳng chạy, cứ nhằm hướng phía núi Vồm sông Mã lao đi. Về đến nhà ông đổ ngay tấm thân đồ sộ xuống đất mà chết vì bị đứt ruột!