Tìm hiểu về Bột mì tinh là gì? Những kiến thức cần biết về bột mì tinh là chủ đề trong bài viết hôm nay của Lichgo.vn. Theo dõi bài viết để biết nhé. Bột mì tinh không còn xa lạ với nhiều người, nhưng nguồn gốc và vài tính chất của nó vẫn chưa phổ biến. Cùng tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của bột mì tinh nhé! Bột mì tinh có khá nhiều công dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu nguồn gốc và tất cả các tính chất của bột mì tinh nhé!
Nguồn gốc và tính chất của bột mì tinh
Nguồn gốc của bột mì tinh
Bột mì tinh là một loại carbohydrate, tồn tại trong các loại củ, quả, hạt của các loại cây trồng có trong tự nhiên. Với mỗi loại cây khác nhau, bột mì tinh chứa trong đó sẽ có thành phần hoá học và tính chất vật lý khác nhau.
Bên cạnh đó, bột mì tinh còn là năng lượng cho cây trong quá trình cây ngủ hay nảy mầm. Mặt khác, nó cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.
Tính chất của bột mì tinh
Tính nhớt – dẻo của hồ tinh bột: Trong phân tử bột mì tinh chứa nhiều nhóm hydroxyl giúp chúng giữ được nhiều phân tử nước hơn, từ đó gia tăng độ dính, độ đặc, độ dẻo và độ nhớt.
Khả năng tạo màng: Nhờ cách sắp xếp cũng như sự tương tác trực tiếp của amylose và amylopectin mà bột mì tinh có khả năng tạo màng.
Khả năng tạo sợi: Do xu hướng kéo căng ra và tự xếp song song nhau theo phương của trọng lực của phân tử bột mì tinh.
Khả năng tạo gel: Hình thành khi bột mì tinh đã nguội hoàn toàn do sự tương tác và sắp xếp có trật tự của các phân tử.
Khả năng thoái hoá: Xuất hiện sau khi gel bột mì tinh đã để thời gian dài, liên quan trực tiếp đến amylose.
Bột mì tinh dùng để làm gì?
Sau đây là các công dụng của bột mì tinh, chúng tôi gửi bạn tham khảo:
Trong công nghiệp thực phẩm: Làm chất phụ gia cho công nghiệp đồ hộp, bánh kẹo.
Trong sản xuất thực phẩm: Là nguyên liệu chính để làm bột khoai, bột báng, miến, bún, mì, nui, hủ tiếu, các loại bánh ngọt.
Trong mỹ phẩm và dược phẩm: Dùng để tạo nên đồ trang điểm, phụ gia xà phòng, kem thoa mặt, tá dược.
Trong công nghiệp giấy: Là nguyên liệu chế tạo chất phủ bề mặt, giấy không tro hay tã giấy cho trẻ.
Trong xây dựng: Giúp tăng liên kết cho đá vôi, đất sét, đóng vai trò như keo dính gỗ và là phụ gia sản xuất sơn nhà, ván ép,…
Trong công nghiệp khai khoáng: Được dùng làm chất phụ gia cho tuyển nổi khoáng sản, là nhũ tương trong dung dịch khoan dầu khí.
Trong công nghiệp dệt: Là nguyên liệu thiết yếu cho hồ vải sợi, in.
Trong nông nghiệp: Bột mì tinh được dùng làm chất giữ ẩm cho cây trồng, chống thiếu nước.
Ngoài những công dụng kể trên, bột mì tinh còn được sử dụng để làm pin khô, màng plastic phân huỷ sinh học, keo nóng chảy, khuôn đúc,…
Sự khác biệt giữa tinh bột mì và bột mì
Sự khác biệt giữa tinh bột mì và bột mì là bột mì được chiết xuất từ củ khoai mì, dùng trong lĩnh vực thực phẩm. Còn tinh bột mì, chỉ cần là củ, quả, hạt của các cây trồng đều có thể chiết xuất được và ứng dụng của chúng rất rộng rãi.
Các loại tinh bột phổ biến
Tinh bột gạo: Được làm từ gạo, không chứa gluten, tạo độ đặc gấp 2 lần bột thường, thường được thêm vào các sản phẩm để giúp chúng giòn hơn.
Tinh bột khoai tây: Được sử dụng phổ biến ở châu Âu, không có mùi bột, giúp giảm thời gian chế biến thức ăn và tăng độ đặc, dẻo cho sốt.
Tinh bột bắp nếp: Chứa đến 99% lượng amylopectin, có ít mùi bột sống, giúp sốt phủ bánh không bị chảy nước khi bảo quản lạnh.
Tinh bột bắp: Được ưa chuộng ở Mỹ, có mùi bột sống nếu không được nấu chín trước khi dùng, giúp nước sốt từ trái cây trong hơn.
Bột mì: Tạo đặc tốt, phải nấu kỹ nếu không sẽ xuất hiện mùi bột sống rất khó chịu.
Bột năng: Được làm từ rễ khoai mì, tạo độ sánh đẹp mắt, tan tốt trong nước, khả năng tạo đặc gấp đôi bột thường.
Bột bình tinh/ củ dong: Được chiết xuất từ củ dong, không có mùi vị, khả năng tạo đặc gần bằng 2 lần bột.
Trên đây là thông tin về nguồn gốc và tính chất của bột mì tinh mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!